Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Trở về miền nhớ

Số 4:

        Ngày cuối cùng của cuộc hành trình là một địa danh không chỉ người Việt Nam biết mà cả thế giới biết. Nhất là sau ngày thống nhất đất nước đã có rất nhiều đoàn quốc tế, nhiều cá nhân của nhiều tổ chức, quốc gia đến thăm, nghiên cứu,...xem người Việt Nam đã sống, chiến đấu và lao động như thế nào...mà đã thắng được một cường quốc về kinh tế, quân sự như Mỹ...?


 Cầu Hiền Lương.Cây cầu  nối hai bờ sông Bến Hải,nơi giao điểm của nhân dân hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.Nay là chứng tích của 20 năm chia cắt hai miền Nam - Bắc do Mỹ - Ngụy gây ra.



 Cột cờ tại bờ bắc sông Bến Hải. Trong thời kì tạm thời chia cắt Bắc - Nam, không chỉ nhiêu lần lá cờ,cột cờ phải thay mới vì sự hư hại của nắng,gió, thời gian ...mà cột cờ và lá cờ còn thấm máu của chiến sĩ bảo vệ chủ quyền và sự linh thiêng của tổ quốc trong các lần vi phạm hiệp định của phía Mỹ, Ngụy bằng súng bắn từ bờ nam, bằng pháo hạm , máy bay bắn phá và thả bom của Mỹ khi tấn công miền bắc...



          Mô hình: Nơi làm việc của phái đoàn bốn bên và giám sát của liên hợp quốc tại bờ bắc sông Bến Hải



 Làng địa đạo Vịnh Mốc ( Vĩnh Thạch), huyện Vĩnh Linh, một công trình tiêu biểu cho hệ thống làng hầm Vĩnh Linh


Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài 1.701m với 17 cửa ra vào (7 cửa thông ra biển, 6 cửa đi lên đồi). Tầng 1 cách mặt đất từ 8 đến 10 m; tầng 2 cách mặt đất 12 - 15 m; tàng 3 cách mặt đất khoảng 23m. Trong đường hầm còn có hội trường( chứa khoảng 60 người), bảng tin, nhà hộ sinh, 3 giếng nước, nhà vệ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại...Đặc biệt, trong địa đạo này đã chứng kiến sự ra đời của 17 đứa trẻ.



 Những loại bom,đạn pháovà thủy lôi...mà Mỹ đã dùng để bắn phá làng địa đạo và ngăn chặn sự tiếp tế của quân và dân Vịnh Mốc tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ...

                                                     
                                                         Một trong 13 cửa ra vào địa đạo


                                  Mô hình một gia đình 4 người sống trong một căn hộ ở địa đạo

( Các số liệu viết trong các số Trở về miền nhớ, tham khảo trong cuốn: Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh- NXB Thuận Hóa. Ảnh : tác giả ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét