Ảnh : Internet |
Thật vui khi được dự buổi họp mặt trong không khí thật thân mật, thật gia đình, nhưng lại tràn đầy tình thơ, tình người, tình bạn hữu như thế này. Tôi thực sự mừng cho bạn mình, tác giả Đỗ Thế Mậu là được trình làng tập thơ “Hoa móng rồng vẫn nở ” ở ngay nơi chôn rau, cắt rốn vào thời điểm trở lại cội nguồn của một đời người.
Với tôi, xin phép được bày tỏ tâm tình với tác giả với tư cách một người bạn đời và bạn thơ.
Vâng thưa quí vị ! Thơ không có tuổi, thậm chí trong thơ người làm thơ cũng không phân biệt tuổi tác.
Với tư cách bạn đời, tôi tự hào về anh Đỗ Thế Mậu, nhất là những năm tháng cuối đời còn sống nốt những thời gian đang “vay” của Trời, Phật này. Chúng tôi đã có những tư duy, những ứng xử với người, với đời khá đồng điệu. Cũng đã giúp nhau, bù trừ cho nhau trong cuộc sống, mà về phần tôi được nhận ở anh nhiều hơn là cho, theo cách nói của cơ chế thị trường
Với tư cách là bạn thơ, đọc thơ anh Mậu, tôi nhận thấy trong thơ tác giả thể hiện trên các câu chữ, các tác phẩm dù sáng tác trong thời kỳ đang làm việc, hay đến nay đã nghỉ hưu đều nổi rõ : Cái tình trong thơ. Tình với tổ ấm của chính mình, tình với đồng loại, tình với đời, với người…ở đây tôi chỉ xin phác qua một chút tình của tác giả với tổ ấm của mình. Và trước tiên điều phải nói đến đó là người Mẹ. Tôi khâm phục, đồng cảm và đồng tình với Thế Mậu khi đưa mẹ về làng, và còn hơn thế nữa là thu xếp cuộc sống mới cho mình, cho gia đình để được sống gần và chăm sóc mẹ già, nay đã ở tuổi hạc, trí nhớ giảm dần: “ Cụ còn đây, lẫn cẫn với tuổi già/ Nuôi dưỡng, với ông là việc chính/ Rất nhọc nhằn, nhưng đâu để nói ra..” (bài Ông chào cháu )
Tâm sự với cháu đồng thời cũng là giáo dục cho con, cho cháu, anh trăn trở : “ Thôi cháu nhé, những điều tâm sự ấy/ Chính là ông tự nói với mình..”( Ông chào cháu )
Sung sướng lắm khi đã nghĩ được, làm được như vậy. Đặt ta vào hoàn cảnh của tác giả, đã bao nhiêu năm công tác cống hiến cho sự nghiệp chung, với trách nhiệm của người Cộng sản, với cương vị là một cán bộ làm công tác tư tưởng, khi đã “ Vắt kiệt sức cho chân trời lý tưởng ”, để rồi “ Có một ngày, sau đến bốn mươi năm/ Tôi lại đứng giữa sân nhà vắng vẻ ” ( Đưa mẹ về làng ). Để làm gì ư ? “ Dễ hiểu thôi, lo nuôi dưỡng mẹ già/ Tám lăm tuổi, quá nửa đời goá bụa..” ( bài Lựa chọn ), không phải ai cũng làm được việc này.
Đúng như vậy, trong điều kiện cụ thể, anh Mậu có thể thuê người chăm sóc cụ. Nhưng anh đã xác định, được chăm sóc mẹ là điều hạnh phúc, nhất là ở độ tuổi U70, mà còn mẹ để mà chăm sóc. Anh tâm sự bằng thơ: “ Được thế rồi còn mong ước nào hơn/ Hạnh phúc thật là những điều giản dị ” ( Lựa chọn )
Cái đẹp trong thơ Đỗ Thế Mậu là Thơ và Đời là một. Qua trải nghiệm để có thơ và thơ đã tiếp sức cho cuộc sống của anh, nhất là thời kỳ nghỉ hưu.
Thêm một chút nữa, tình cảm của tác giả với gia đình: Với vợ, với con, với cháu. Chỉ bốn câu thôi, đã thâu tóm tất cả: “ Tôi trở về thành phố của hôm nay/ Trước cuộc sống vợ dịu hiền che chở / Cứ mỗi sáng vui đón đàn cháu nhỏ/ Bữa cơm chiều có mặt đủ các con …” ( Lựa chọn)
Có mẹ để chăm sóc, có vợ yêu chiều chuộng, có cháu để vui đùa…một phác thảo qua thơ ghi nhận được từ khi rời chiếc ghế quan chức, chia tay với điện thoại, với những buổi họp hành căng thẳng hay khản giọng trên bục giảng để về với đời thường, với thơ với con chữ được như anh Mậu cũng là một mơ ước với nhiều người.
Trong lĩnh vực văn thơ, tôi đồng cảm với anh Mậu khi đã xác định “ Thơ vĩnh cửu, còn cuộc đời hữu hạn ” ( Một chút tâm tình với bạn) hay “ Thơ say đắm mà sao mình nông nổi / Lúc nao lòng và lúc lại đa nghi ”, nhưng “ Thơ âm thầm thắp sáng một niềm tin ! ” ( Một chút tâm tình với bạn ). Tôi tin là như vậy, nên dù ở CLB Sông Thơ hay CLB Thơ Việt Nam, anh Đỗ Thế Mậu luôn luôn là người viết nhiệt tình, viết có trách nhiệm, viết có chất lượng, đấy là điều cốt lõi mà những bạn thơ chúng tôi nhận được từ anh.
Tôi tin rằng những câu thơ, bài thơ anh đã viết, những tập thơ anh đã và xắp xuất bản sẽ là một thông điệp cho con cháu và người đời sau biết về một con người ở một thời đại có các thế hệ “ Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu ”, “ Chín năm làm một Điện Biên ”, và “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ”, mà anh là một nhân chứng.
Xin chúc anh khoẻ, hạnh phúc, tiếp tục cho đời thưởng thức những vần thơ hay nhiều hơn nữa. Chúc chị Biển trẻ và khoẻ mãi để chắp thêm cánh cho thơ anh Mậu bay xa, bay cao trong cuộc đời này…
Xin cảm ơn !
Với tôi, xin phép được bày tỏ tâm tình với tác giả với tư cách một người bạn đời và bạn thơ.
Vâng thưa quí vị ! Thơ không có tuổi, thậm chí trong thơ người làm thơ cũng không phân biệt tuổi tác.
Với tư cách bạn đời, tôi tự hào về anh Đỗ Thế Mậu, nhất là những năm tháng cuối đời còn sống nốt những thời gian đang “vay” của Trời, Phật này. Chúng tôi đã có những tư duy, những ứng xử với người, với đời khá đồng điệu. Cũng đã giúp nhau, bù trừ cho nhau trong cuộc sống, mà về phần tôi được nhận ở anh nhiều hơn là cho, theo cách nói của cơ chế thị trường
Với tư cách là bạn thơ, đọc thơ anh Mậu, tôi nhận thấy trong thơ tác giả thể hiện trên các câu chữ, các tác phẩm dù sáng tác trong thời kỳ đang làm việc, hay đến nay đã nghỉ hưu đều nổi rõ : Cái tình trong thơ. Tình với tổ ấm của chính mình, tình với đồng loại, tình với đời, với người…ở đây tôi chỉ xin phác qua một chút tình của tác giả với tổ ấm của mình. Và trước tiên điều phải nói đến đó là người Mẹ. Tôi khâm phục, đồng cảm và đồng tình với Thế Mậu khi đưa mẹ về làng, và còn hơn thế nữa là thu xếp cuộc sống mới cho mình, cho gia đình để được sống gần và chăm sóc mẹ già, nay đã ở tuổi hạc, trí nhớ giảm dần: “ Cụ còn đây, lẫn cẫn với tuổi già/ Nuôi dưỡng, với ông là việc chính/ Rất nhọc nhằn, nhưng đâu để nói ra..” (bài Ông chào cháu )
Tâm sự với cháu đồng thời cũng là giáo dục cho con, cho cháu, anh trăn trở : “ Thôi cháu nhé, những điều tâm sự ấy/ Chính là ông tự nói với mình..”( Ông chào cháu )
Sung sướng lắm khi đã nghĩ được, làm được như vậy. Đặt ta vào hoàn cảnh của tác giả, đã bao nhiêu năm công tác cống hiến cho sự nghiệp chung, với trách nhiệm của người Cộng sản, với cương vị là một cán bộ làm công tác tư tưởng, khi đã “ Vắt kiệt sức cho chân trời lý tưởng ”, để rồi “ Có một ngày, sau đến bốn mươi năm/ Tôi lại đứng giữa sân nhà vắng vẻ ” ( Đưa mẹ về làng ). Để làm gì ư ? “ Dễ hiểu thôi, lo nuôi dưỡng mẹ già/ Tám lăm tuổi, quá nửa đời goá bụa..” ( bài Lựa chọn ), không phải ai cũng làm được việc này.
Đúng như vậy, trong điều kiện cụ thể, anh Mậu có thể thuê người chăm sóc cụ. Nhưng anh đã xác định, được chăm sóc mẹ là điều hạnh phúc, nhất là ở độ tuổi U70, mà còn mẹ để mà chăm sóc. Anh tâm sự bằng thơ: “ Được thế rồi còn mong ước nào hơn/ Hạnh phúc thật là những điều giản dị ” ( Lựa chọn )
Cái đẹp trong thơ Đỗ Thế Mậu là Thơ và Đời là một. Qua trải nghiệm để có thơ và thơ đã tiếp sức cho cuộc sống của anh, nhất là thời kỳ nghỉ hưu.
Thêm một chút nữa, tình cảm của tác giả với gia đình: Với vợ, với con, với cháu. Chỉ bốn câu thôi, đã thâu tóm tất cả: “ Tôi trở về thành phố của hôm nay/ Trước cuộc sống vợ dịu hiền che chở / Cứ mỗi sáng vui đón đàn cháu nhỏ/ Bữa cơm chiều có mặt đủ các con …” ( Lựa chọn)
Có mẹ để chăm sóc, có vợ yêu chiều chuộng, có cháu để vui đùa…một phác thảo qua thơ ghi nhận được từ khi rời chiếc ghế quan chức, chia tay với điện thoại, với những buổi họp hành căng thẳng hay khản giọng trên bục giảng để về với đời thường, với thơ với con chữ được như anh Mậu cũng là một mơ ước với nhiều người.
Trong lĩnh vực văn thơ, tôi đồng cảm với anh Mậu khi đã xác định “ Thơ vĩnh cửu, còn cuộc đời hữu hạn ” ( Một chút tâm tình với bạn) hay “ Thơ say đắm mà sao mình nông nổi / Lúc nao lòng và lúc lại đa nghi ”, nhưng “ Thơ âm thầm thắp sáng một niềm tin ! ” ( Một chút tâm tình với bạn ). Tôi tin là như vậy, nên dù ở CLB Sông Thơ hay CLB Thơ Việt Nam, anh Đỗ Thế Mậu luôn luôn là người viết nhiệt tình, viết có trách nhiệm, viết có chất lượng, đấy là điều cốt lõi mà những bạn thơ chúng tôi nhận được từ anh.
Tôi tin rằng những câu thơ, bài thơ anh đã viết, những tập thơ anh đã và xắp xuất bản sẽ là một thông điệp cho con cháu và người đời sau biết về một con người ở một thời đại có các thế hệ “ Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu ”, “ Chín năm làm một Điện Biên ”, và “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ”, mà anh là một nhân chứng.
Xin chúc anh khoẻ, hạnh phúc, tiếp tục cho đời thưởng thức những vần thơ hay nhiều hơn nữa. Chúc chị Biển trẻ và khoẻ mãi để chắp thêm cánh cho thơ anh Mậu bay xa, bay cao trong cuộc đời này…
Xin cảm ơn !
Vũ Dương Tá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét