Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012


Thơ với đời sống thường nhật…

Thời gian gần đây lại “rộ” lên  về mấy bài viết của một số nhà thơ, nhà báo về hiện tượng yêu thơ, làm thơ, in thơ…và tình trạng “lạm phát” thơ ( theo cách gọi của họ) ngày nay. Nhà báo thì gọi những người làm thơ là “lâm tặc” ( vì phá rừng làm giấy …để in thơ ),  nhà thơ thì bảo những người làm thơ là lẩn thẩn, mắc bệnh…thậm chí còn ví chuyện làm thơ như bệnh tiền liệt tuyến làm mất ngủ vì phải nhiều lần đi tiểu đêm của tuổi già (?), v.v…Khi đọc những lời lẽ ấy, ai cũng có một suy nghĩ chung là : Hình như họ ( những nhà thơ, nhà báo ấy… ) cũng có  biểu hiện “lẩn thẩn” và can thiệp hơi quá vào quyền được sống, được vui… của người khác thì phải !

Vâng ! Xin hãy lắng nghe…

Được UBND tỉnh Ninh Bình cho phép, ngày 02/12/2012, tại TP Ninh Bình, CLB Thơ VN tỉnh Ninh Bình tiến hành Đại hội nhiệm kì I ( nhiệm kì 2012- 2017 ). Chúng tôi xin trích một vài ‎y kiến của những người yêu thơ, làm thơ …của Ninh Bình :
- “ Hội viên của chúng ta ngồi đây đa dạng về thành phần.Có người là giáo viên, có người là kĩ sư, có người là công nhân, có người  là cựu chiến binh,…mỗi người một vẻ, song cùng chung một đam mê là yêu thơ ca. Bởi vì thơ không của riêng ai. Thơ của mọi người, mọi nhà. Thơ phản ảnh được trạng thái mọi cung bậc của tình cảm, nó xuất phát từ thực tế chiến đấu , xây dựng, lao động sản xuất của con người sống trên mảnh đất Việt Nam giầu truyền thống yêu nước và giữ nước…Thơ đã đi cùng với mọi biến đổi của lịch sử , đã hun đúc định hình trong họ một tâm hồn thi ca…Điều đó làm nên sự tự hào chính đáng của mỗi hội viên chúng ta.
        CLB Thơ là một diễn đàn chính thức, một sân chơi sang trọng, bình đẳng, bác ái.Chúng ta có bạn thơ là tri âm, tri kỉ. Ta học bạn, bạn học ta, để cho thơ của mỗi người viết ra là tiếng lòng của chính mình. Nó còn là nơi gặp gỡ, chia sẻ rung động của mỗi con tim của nhiều người…” ( đại biểu CLB Thơ VN huyện Nho Quan).
- “…Muốn có thơ nhất thiết phải có hai yếu tố quan trọng là: Đất thơ và Người thơ. Mà quê hương Việt Nam mình dù ở đâu, bất cứ lúc nào cũng là mảnh đất giầu chất thơ, bởi phong cảnh hữu tình, bởi lịch sử oai hùng, bởi tâm hồn con người lúc nào, ở đâu cũng phong phú, gợi nguồn cảm xúc. Vậy là ở đâu thơ cũng có đất để nẩy mầm sinh sôi, Tam Điệp của chúng tôi cũng vậy.
       Ở Tam Điệp chúng tôi, người thơ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phần đông là những người luống tuổi ( 50 đến 90 tuổi), cũng có nhiều người ít tuổi hơn, có những cháu học sinh còn rất trẻ, còn có những người chưa viết được bài thơ nào nhưng họ thích thưởng thức thơ, ngâm thơ, hát thơ rất nhiệt tình, say sưa…Cuối mỗi buổi sinh hoạt mọi người đều thấy sảng khoái hơn, yêu quê hương hơn và nhất là càng say thơ hơn…Đông đảo người Tam Điệp chúng tôi đều có chung tâm niệm:
                   Tam Điệp thực, Tam Điệp mơ
                     Trái tim còn đập còn thơ với đời…
                                                          ( đại biểu CLB thơ t.x.Tam Điệp)
          Chỉ mới hai í kiến thế thôi có lẽ cũng đủ nói với các vị nhà thơ , nhà báo “có thẻ”:
Xin các vị ( dù cái nhẽ gì đi chăng nữa…), cũng đừng nên can thiệp và “ hoãn cái sung sướng” của người khác như vậy !
        Và để kết thúc bài viết này tác giả xin dẫn lời tác giả THI THI có bài viết nhan đề : “Đất nước nhiều nhà thơ càng tốt” ( đăng trên mục Bầu bạn góp cổ phần trang Trannhuong.com) có đoạn : Trước hết là từ: “Nhà”. Từ này có nhiều nghĩa nhưng chỉ xin đề cập trong một phạm trù nhất định: Nhà nông: chỉ những người làm nghề nông nghiệp. Nhà khoa học: chỉ những người nghiên cứu khoa học… và nhà thơ: chỉ những người làm thơ. Không ai đặt ra qui đinh phải đạt bao nhiêu tấn lúa/ ha thì mới được gọi là “Nhà nông” và các “Nhà” khác cũng tương tự như vậy. Vậy thì một nhóm người tự cho mình cái quyền đặt ra qui định thế nào là “Nhà thơ” liệu đã đúng chưa, trong khi thực tế có những “Nhà” cậy cục để được vào hội này, hội nọ nhưng cả đời không viết được một câu cho  ra hồn.
                                                                                        DT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét