Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Tâm sự với Phạm Văn Ngận...




Tâm sự với
Phạm Văn Ngận
qua bài “MẮT NÂU”, (trang 19),tập thơ “Tình trong Cõi nhớ”...             
                                                                            (NXB Văn Học)

          Đọc “Tình trong cõi nhớ”của Phạm Văn Ngận, thày giáo trường PTCS Hoành Sơn Kinh Môn Hải Dương, hội viên CLB Thơ VN, tôi tâm đắc điều nổi lên trong tập thơ như hai người viết cảm nhận đăng ở mấy trang đầu tập thơ là : “Phạm Văn Ngận- Người luôn mang Tình trong cõi nhớ…(Bá Chẳng) và “Phạm Văn Ngận…Chan chứa tình…” ( Lê Đại).
          Tôi chỉ xin bàn đôi chút về ĐÔI MẮT mà tác giả Phạm Văn Ngận đã dùng trong bài MẮT NÂU ( trang 29) trong tập thơ TÌNH TRONG CÕI NHỚ , NXB Văn Học cấp phép và ấn hành quí I/2013, để chứng minh thêm hai câu nhận định của  hai tác giả viết lời bình mà tôi vừa nhắc ở trên…

          Bài MẮT NÂU có 12 câu , viết theo thể lục bát, chia làm ba khổ, Phạm Văn Ngận đã dùng tới bốn lần từ ĐÔI MẮT.
          Tuy tác giả không tả kĩ, nói nhiều, nói sâu…về đôi mắt ví như: đôi mắt lá Răm, đôi mắt Bồ Câu v.v…nhưng đã ghi nhận đôi mắt MÀU NÂU, của một người con gái rất xinh, đến nỗi có thể “ Làm xiêu đổ cả quán, đình…”, những từ mà ca dao đã từng dùng. …
          Vâng, cũng là người đàn ông, dù không nói ra, nhưng ai mà chẳng đã có không dưới một lần bị “sét ái tình”… Tôi cũng vậy, đã từng bị “sét đánh” nên cũng có câu thơ đã viết : “Ta trói em từ cái nhìn bất chợt…” và cũng đã từng “…đếm từng phút nhớ thương/ Gói cả trong ba lô/ Người lính lên đường/  Mang theo…Ánh mắt ! mà vẫn chưa thấu hết , chưa hiểu được ở cái nhìn đầu tiên của tác giả, tia sáng phát ra qua ánh mắt MÀU NÂU ấy đã làm anh choáng váng…để đến mức : Cũng từ đôi mắt, quặn đau lòng mình…/ để rồi : Cũng đôi mắt ấy, một đời…nhớ nhau.
          Trời đất!      Cuộc đời ta gặp được nhau
                             Cũng từ đôi mắt quặn đau lòng mình
                             Ngắm nhìn đôi mắt em xinh
                             Làm xiêu đổ cả quán, đình…vì ai ?
Ngay từ khổ thơ đầu, thông qua cái nhìn, bắt gặp đôi mắt của đối phương, con tim Phạm Văn Ngận đã bị loạn nhịp đập, bị bắt mất hồn, để đến nỗi:
                   Đêm về than ngắn thở dài
                   Mênh mang nỗi nhớ u hoài lòng nhau…
Hai câu mở đầu khổ thứ hai bài thơ, người thơ đã ngẩn ngơ, đơn phương “gói” đôi mắt và cả hình dáng người con gái ấy, đã gieo vào con tim mình một góc yêu  trong mơ tưởng của đời. Thay vì người xưa phải lòng nhau thì có câu hát : “Ra ngó ấy mấy trông…ra ngó vào trông…” Ở đây, tác giả từ nuối tiếc, đến tự chuốc lấy cái “tương tư” ngẫu nhiên của tuổi đang yêu cũng là lẽ bình thường, nhưng không chỉ ra NGÓ,VÀO TRÔNG…mà đã đến mức “than ngắn , thở dài…đến “u hoài” thì quả thật cái độ cảm, độ yêu của tác giả đã đến mức không làm chủ được mình, đi đến tự nêu ra sự ngờ vực trong mình, và thoáng chút thiếu tự tin:
                    Lấy chi đo được nông sâu
                   Từ trong đôi mắt màu nâu hôm nào ?
Nếu chỉ có thế thì ta cũng cảm thông được với tác giả,vì đây là cuộc tình, mối tình đơn phương mà tác giả viết ra để tâm sự với mình với đời. Cho nên khổ ba của bài thơ, tác giả đã thú nhận một sự hụt hẫng, một nỗi thất vọng:
                             Trời ơi! Tôi ngỡ vì Sao
                   Rơi vào tôi…? Chẳng vì nào cho tôi. ( tôi xin lỗi đã sửa kết cấu dòng thơ này của tác giả)
Và cuối cùng, tác giả cũng đã giải tỏa dần cái niềm yêu, nỗi nhớ, ghi nhận để tạo thành một kí ức của cuộc đời, vẫn ở cái thế đơn phương nhưng anh lại tự động viên mình, nâng lên như là đã có với nhau cuộc tình đôi lứa…để “ một đời nhớ nhau”:
                   Mênh mang đứng giữa đất trời
                   Cũng đôi mắt ấy,  một đời …nhớ nhau.
Đến đây, tôi tiếc cho Phạm Văn Ngận không có được một quyền năng để có thể ra lệnh, để chiếm đoạt người đẹp để được hạnh phúc bên cạnh người đẹp để khỏi quặn đau, để không phải than ngắn, thở dàiu hoài lòng nhau…để được như một ông Vua thời nhà  Lí, khi vi hành Người chợt nhìn thấy người con gái quá đẹp trong đám dân thường bên đường, liền ra lệnh cho cận thần mang về cung …rồi phong làm Vương Phi, người đẹp được tỏa sáng cả đức, tài xứng đáng được tôn vinh, thay Vua điều hành đất nước một thời như Vương Phi Ỷ Lan, để người đẹp ấy được lập đền thờ ở Tiên Sơn Bắc Ninh như ngày nay.
Dù sao chăng nữa thì qua bài thơ MÀU NÂU, nói về đôi mắt của Phạm Văn Ngận cũng cho chúng ta thấy một Người thơ, một tác giả đã chứng minh được câu nói của ai đó : “Khi mà sự rung động và nhịp đập của con tim viết lên thành câu chữ trên trang giấy thì đấy là thơ”. Và chúng ta mong chờ những vần thơ mới của Phạm Văn Ngận trong tương lai sẽ rung rinh sắc màu hơn MÀU NÂU trong ánh mắt người đẹp của anh  từng gặp mà hôm nay ta vừa nhắc tới !
Cuối cùng xin đọc tặng riêng anh Ngận, bốn câu thơ của một tác giả viết về mối tình sét đánh đã được “đơm hoa kết trái”:
          “ Mai ngày em có còn tin
          Phút giây để lại, trăm nghìn thì qua
          Tim mình trong ngực người ta
          Tim người ta làm rung da thịt mình”
                                      ( trích trong HĐV)
               
                                                                   VDT
                                                            Tháng 3/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét